Lưu ý trong Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động của Doanh nghiệp
1. Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ
2. Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó) ⇒ sử dụng hiệu quả các loại băng gạc trong danh mục túi sơ cấp cứu.
3. Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời)
4. Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương) ⇒ sử dụng các loại nẹp gỗ trong túi sơ cấp cứu.
5. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi)
6. Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)
7. Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu ⇒ cách di chuyển bệnh nhân bằng cáng cứu thương
8. Các hình thức cấp cứu:
– Cấp cứu điện giật
– Cấp cứu đuối nước
– Cấp cứu tai nạn do hóa chất
9. Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cấp cứu.
10. Thực hành chung cho các nội dung
Để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp, bạn rất cần phải mở rộng kiến thức y tế của mình. Tuy nhiên, có một số kỹ năng y tế cứu mạng thường bị bỏ qua.
Một người bất tỉnh, dù vì nguyên nhân gì, đều dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở - có thể dẫn đến tử vong. Bạn có thể mở đường thở cho bệnh nhân bằng cách hơi nghiêng đầu của bệnh nhân và nhấc hàm của họ về phía trước. Sau đó, đặt họ nằm nghiêng.
Nếu có thể, trước khi cầm máu hãy cố gắng rửa tay để tránh nhiễm trùng. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế hoặc túi ni lông sạch, mỏng, tiến hành:
Cho người bị nạn nằm xuống, nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. Tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
Dùng vải sạch hoặc bông băng ép chặt lên thành của các mạch máu bị thương hoặc vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút, không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa.
Thêm bông băng nếu cần thiết.
Nếu vết thương ở cánh tay, nâng cao vết thương lên vị trí cao hơn tim và nén chặt bằng một miếng gạc sạch cho đến khi xe cứu thương hoặc bất kỳ trợ giúp y tế nào đến.
Nếu máu không ngừng chảy, có thể buộc ga rô hoặc sử dụng các hợp chất cầm máu để cầm máu. Dùng ga rô ép chặt động mạch tại các vị trí sau: Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách; chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.
Dung dịch bù nước đường uống là cách tốt để cung cấp chất lỏng và chất điện giải cho cơ thể. Cách tiếp cận này có thể giúp những người đang bị mất nước từ trung bình đến nặng. Vì bệnh nhân bị bệnh và bị thương thường không muốn uống bất cứ thứ gì, nên bạn sẽ phải cho họ uống một lượng nhỏ thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho 5 ml cứ sau 2 - 3 phút, sau đó 150 ml mỗi giờ và 1,5 lít trong 10 giờ.
Dù có khát đến mức nào, đừng uống đại bất cứ loại nước nào bạn gặp. Hãy đảm bảo uống nước sạch và an toàn. Uống nước không tinh khiết hoặc không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Rửa tay bằng xà phòng và nước là một thực hành đơn giản có thể cứu sống bạn, nhưng nó gần như bị lãng quên hoặc bỏ quên hoàn toàn.
Cầm máu và làm garô
Trước khi làm bất cứ điều gì, hãy rửa sạch tay bằng bất cứ nguồn nào bạn có lúc đó.
Dùng vải sạch hay bông lau hết vết đất cát trên vết thương và rửa sạch bằng dung dịch sát trùng như oxy già, cồn y tế hay iod. Bạn cần nhớ là phải sát trùng vết thương ít nhất là trong vòng 6h kể từ khi bị thương để tránh mọi nhiễm trùng có thể mắc phải nên nếu không mang theo dung dịch sát trùng, hãy băng vết thương lại và bạn có 6h để… hành động.
Sau đó nếu vết thương chảy máu thì ta có thể cầm máu bằng cách đắp một miếng băng gạc lên vết thương và giữ chặt, đồng thời giữ cho phần bị thương cao hơn vị trí của tim, tức là cao hơn lồng ngực. Cách này giúp giảm bớt áp suất mạch máu lên vết thương, máu sẽ chảy chậm lại.
Băng bó
Sau khi cầm máu và làm sạch vết thương bằng gạc, băng bó là bước làm tiếp theo. Với vết thương nằm ở đoạn bộ phận có độ lớn đều nhau như cổ tay, bạn có thể sử dụng cách băng xoắn ốc. Đây là cách băng bó đơn giản nhất, đầu tiên bạn quấn 2 vòng để cố định gạc, sau đó cho đường băng quấn vòng đi đầu lên, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước cho đến khi che kín toàn bộ vết thương và buộc băng lại.
Nên thay băng hàng ngày và rửa sạch vết thương mỗi lần thay băng. Còn nếu bạn chỉ bị sưng hay bầm thì cũng nên lau sạch chỗ bị bầm, sau đó dùng nước đá bọc trong một cái khăn sạch chườm lên chỗ bầm trong 15 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày. Sau 2 ngày thì làm ngược lại, dùng khăn thấm nước ấm chườm lên chỗ bầm, như vậy vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất.
Cố định tạm thời khi gãy tay và gãy chân.
Trước hết, cần phải xác định xem có phải bị gãy xương hay không, tình trạng gãy xương kín ở bên trong hay xương gãy chọc lòi ra ngoài da để xử trí phù hợp.
Trường hợp gãy xương kín ở bên trong, không thấy xương chọc ra ngoài; điều quan trọng nhất là phải cố định giữ cho tay hoặc chân bị gãy ở tư thế bất động. Làm như vậy để nạn nhân đỡ đau, khi di chuyển nạn nhân không nguy hiểm, chỗ gãy sẽ chóng lành. Thủ thuật này tiến hành lần lượt như sau:
Dùng hai miếng ván mỏng hoặc hai thanh tre to bản đặt sát vào hai bên tay hoặc chân bị gãy; hai miếng ván hay hai thanh tre này phải có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai khớp lân cận.
Dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng ván hay hai thanh tre vào tay hoặc chân bị gãy suốt từ đầu này đến đầu kia của hai miếng ván hay hai thanh tre.
Trường hợp bị gãy chân, có thể dùng cuốn băng để băng chặt hai chân lại với nhau. Trường hợp gãy cẳng tay, sau khi đã cố định có thể dùng một miếng vải rộng hay khăn choàng quàng vào vai để treo tay bị gãy lên.
Sơ cứu khi có người ngất xỉu
Đặt bệnh nhân nằm xuống, nâng và đỡ chân bệnh nhân lên. Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra. Trấn an khi bệnh nhân tỉnh lại và làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ.
Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và sơ cứu cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết. Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức . Nếu bệnh nhẩn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa hai đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.
Sơ cứu khi có người đuối nước
Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng thảy cho họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được.
Sau khi đem nạn nhân lên bờ, hãy nhanh chóng gọi điện thoại số cấp cứu và tiến hành làm hô hấp nhân tạo bằng cách: đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.
Sơ cứu khi có người bị rắn cắn
Nếu bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể, bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.
Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn. Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay.
Các bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi học sinh như sốt, say nắng, chảy máu cam…và các tai nạn thương tích thường gặp trong trường học như té ngã gây chấn thương hoặc vết thương chảy máu… Việc sơ cứu rất cần thiết và quan trọng, cần phải làm kịp thời và đúng cách để giảm nhẹ thương tổn.
Sơ cấp cứu học đường nhằm giúp các em học sinh nắm được kiến thức và thực hành sơ cấp cứu tại cộng đồng, phòng ngừa và ứng phó thảm họa, tai nạn thương tích học đường, tai nạn giao thông khi có xảy ra. Nâng cao kiến thức và kỹ năng của học sinh về sơ cấp cứu ban đầu, giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro do tai nạn thương tích gây ra và kiến thức để xử lý một cách kịp thời cho bản thân cũng như cho mọi người khi gặp sự cố bất ngờ trong sinh hoạt, học tập, vui chơi…
1. Sốt:
Là phản ứng của cơ thể đối với một bệnh lý. Thường gặp là do bị viêm nhiễm ở một cơ quan nào đó trong cơ thể. Nhiệt độ bình thường của cơ thể từ 36.50C đến 370C. Khi sốt thân nhiệt cao hơn bình thường, nếu trên 390C là sốt cao, có thể gây co giật và tổn thương thần kinh.
* Xử trí:
- Uống nhiều nước (nước chanh, nước cam, nước lọc…), ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu (cháo, soup, sữa…).
- Lau mát bằng nước ấm ở vùng lưng, ngực, hai bên cổ, nách và bẹn.
- Không nên mặc quần áo quá kín, hoặc đắp chăn mền quá kín.
- Uống thuốc hạ nhiệt và hãy đến cơ sở y tế khám và điều trị.
2. Say nóng, say nắng:
Say nóng là sự tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, do mất cân bằng giữa sinh và thải nhiệt, nguyên do ảnh hưởng tự nhiệt độ môi trường. Say nắng là phản ứng mạnh nhất của cơ thể với bức xạ nhiệt của mặt trời gây rối loạn điều hòa nhiệt độ và mất nước.
Khi chạy nhảy, hoạt động nhiều trong điều kiện nhiệt độ không khí cao mà không được thông nóng hoặc hoạt động lầu ngoài trời nắng gắt mà không đội nón, mũ . Đặc biệt để nắng chiếu trực tiếp vào vùng gáy.
* Biểu hiện :
- Trường hợp nhẹ: Vã mồ hôi, bải hoải tay chân, nhứt đầu, chống mặt, hoa mắt, ù tai, tăng cảm giác khát. Buồn nôn tức ngực, khó thở, toàn thân nóng đỏ, mạch và nhịp thở đều nhanh.
- Trường hợp nặng: Rối loạn hô hấp, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, thân nhiệt tăng, có thể mê sảng, co giật và ngất.
* Xử trí :
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng mát, nới rộng quần áo, quạt mát cho nạn nhân.
- Hạ thân nhiệt bằng cách lau mát cơ thể, vùng đầu và gáy. Có thể tắm bằng nước ở nhiệt độ 260C đến 290C sau đó lau khô.
- Chống mất nước điện giải bằng cách uống nước mát và dung dịch ORS.
- Những trường hợp nặng cần chuyển đến cơ sở y tế sau khi đã sơ cứu như trên.
3. Chảy máu cam:
Do tổn thương một mạch máu nhỏ ở bên trong mũi, thường là niêm mạc mũi bị khô do thời tiết, do dị ứng hoặc do mũi bị va chạm mạnh.
* Xử trí :
- Ngồi xuống, cuối đầu về phía trước, tránh nuốt máu trong cổ họng. Dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp chặt hai bên cánh mũi, thở bằng miệng, trong 10 phút máu sẽ ngưng chảy.
- Không được xì mũi, khịt mũi trong vài giờ sau khi bị chảy máu cam.
- Nếu sau 30 phút máu vẫn chảy, phải đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị.
4. Bỏng
Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa
* Xử trí .
- Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy 20 phút
- Cởi bỏ quần áo trước khi vết bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ phần quần áo tránh chạm vào vết bỏng
- Băng nhẹ vùng bỏng bằng vải, gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phỏng.
5. Vết thương, chảy máu:
Khi bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến choáng, hôn mê và chết. Đứng trước một vết thương chảy máu thì việc đầu tiên là cầm máu, giữ sạch vết thương để không làm nhiễm trùng thêm cho vết thương.
* Xử trí :
- Nếu vết thương nông cạn như trầy sướt, vết đứt nhẹ, chảy máu cũng cần phải đến y tế rửa vết thương, băng cầm máu, chống nhiễm trùng, không tự ý đắp bất cứ thứ gì lên vết thương.
- Nếu vết thương sâu, chảy máu nhiều, dùng tay ép chặt lên vết thương để cầm máu tạm thời, giơ cao vết thương và đến ngay y tế để cấp cứu. Trường hợp vết thương nặng chảy máu quá nhiều, thì đặt nạn nhân nằm tại chỗ, dùng khăn hoặc vải sạch ép chặt lên vết thương và nhờ người hỗ trợ gọi y tế cấp cứu. Nên dùng găng tay khi tiếp xúc với máu.
6. Chấn thương, gãy xương:
Chấn thương do té ngã, đụng giập, trường hợp bị xay xát phần mềm, sưng đau, có thể bị bong gân… cần đến y tế để được sơ cứu.
Xử trí:
- Nếu chấn thương nhẹ, ngoài da, cần chườm lạnh sớm để giảm sưng, đau.
- Nếu có tổn thương gân, cơ như bong gân, giãn cơ cần bất động vùng tổn thương bằng băng thun từ 7 đến 10 ngày tùy theo tổn thương nặng hay nhẹ.
* Gãy xương-trật khớp: Là trường hợp chấn thương nặng, gây tổn thương đến xương, khớp.
Biểu hiện: Đau, sưng to, bầm tím chỗ gãy.
- Hạn chế hoặc không cử động được, có thể biến dạng.
- Trường hợp gãy xương hở, đầu xương sẽ đâm thủng qua da.
Xử trí: Phải nhẹ nhàng, không co kéo, di động chỗ gãy để giảm đau và phòng ngừa choáng cho nạn nhân.
- Cố định xương gãy bằng nẹp tại chỗ trước khi chuyển đến cơ sở y tế.
- Luôn quan sát các dấu hiệu của choáng (da xanh tái, mệt lả, toàn thân lạnh, nhớp pháp mồ hôi…) Nếu có, phải gọi ngay sự giúp đỡ của cơ quan y tế gần nhất.
Khi gặp những tình huống xảy ra tai nạn giao thông, có một hay nhiều người bị thương trong tai nạn, chúng ta thường bối rối, mất bình tĩnh. Một số hướng dẫn sau đây có thể giúp chúng ta xử trí đúng và sơ cứu cho nạn nhân kịp thời.
Bước 1: Đầu tiên hãy gọi thêm người hỗ trợ.
Bước 2: Xem nạn nhân đã bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập). Nếu có ngừng tim cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thằng chân tay, tránh gập cổ… rồi ép tim ngay, đặt 2 tay chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, thả tay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép tim liên tục không nghỉ, sau 2 phút có người thay. Ép cho đến khi tim đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi cán bộ y tế, nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến.
Chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại. Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì sang bước 3.
Bước 3: Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn, nằm nghiêng một bên, 2 tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.
Bước 4. Cố định cột sống cổ, cột sống cố phải thẳng với trục cơ thể. Có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn 2 bên tai khi bệnh nhân nằm.
Bước 5: Tìm các vết thương chảy máu để cầm máu, bằng cách băng ép bằng quần áo, dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người cứu phải quấn băng quanh đầu để cầm máu, nhưng vẫn phải luôn giữ đầu cố định.
Bước 6: Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.
Bước 7: Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, có thể bằng ô tô. Giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.
Lưu ý: Phải bảo vệ cột sống cổ của bệnh nhân khi di chuyển bằng cách một người đỡ đầu để thẳng trục với thân, một người xốc nách từ sau, một người đỡ hai chân cả 3 người cùng lùi cùng tiến. Để đầu, cột sống cổ luôn thẳng trục với thân mình.
Nếu khi di chuyển và sơ cứu, người giúp đỡ vô tình xốc ngược người bị nạn lên, cổ không được bảo vệ gây đứt tủy cổ dẫn đến nạn nhân choáng tủy có thể chết ngay, hoặc có thể bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục. Đây là sai lầm dễ mắc phải của người cứu hộ thiếu kiến thức.
- Phải sử dụng găng tay sơ cứu để tránh làm vết thương nhiễm trùng, và tránh lây bệnh truyền nhiễm cho mình nếu nạn nhân là người có nhiễm bệnh.
- Không đặt người bị nạn nằm ngửa. Không lấy bất cứ một dị vật nào ở da đầu và xương sọ, nếu bị vật nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, nạn nhân mất máu nhiều có thể bị tử vong.
- Không đưa bất cứ một vật lạ, nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở.
- Không dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ người bị nạn vì rất có thể gây tổn thương cột sống cổ, thay vào đó nên để nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân.
- Không di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa thực hiện các sơ cứu cần thiết. Tuy nhiên cũng cần nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế để có thể cứu chữa kịp thời.
- Không nên di chuyển nạn nhân bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ do chở đi bị xóc đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp. Không đưa bất cứ một vật lạ nào, hoặc nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở./.
Bạn đã hiểu về nước muối sinh lý?
Nước muối sinh lý có tên hóa học là Natri Clorid 0,9%. Trong dung dịch nước muối sinh lý, có chứa 0,9% nồng độ NaCl và 1 lít nước. Đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
Nước muối được chia làm 2 dạng:
Dạng 1: nước muối sinh lý được dùng làm thuốc dùng trong – tức là thuốc tiêm truyền tĩnh mạch đưa vào cơ thể hay còn gọi là nước biển.
Dạng 2: nước muối sinh lý được dùng để làm thuốc dùng ngoài như: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, súc miệng, họng...
- Nước muối sinh lý có sát khuẩn không?
Làm sạch vết thương là tác dụng được biết đến nhiều nhất của nước muối sinh lý. Với nồng độ muối thấp, ít gây xót như một số dung dịch sát khuẩn khác, nên nếu trong trường hợp bạn bị chảy máu, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý dội lên vết thương hở để rửa sạch bụi bẩn, vết máu... rồi thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.
Trên thực tế, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) được sử dụng để làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không có tác dụng sát khuẩn.
- Tác dụng của nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt: dùng nước muối sinh lý hàng ngày, sáng và tối để nhỏ mắt, giúp làm trôi các bụi bẩn, mầm bệnh, nhằm ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ... Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý có tác dụng giúp mắt đỡ bị khô và rát do dùng máy tính, xem tivi nhiều, dùng điện thoại hay mắt phải hoạt động trong một thời gian dài. Bạn nên dùng nước muối dành riêng cho mắt khi sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, có vẽ biểu tượng con mắt trên nhãn chai nước muối. Không sử dụng nước muối sinh lý súc miệng để nhỏ mắt.
Dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào tai: bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai trước khi loại bỏ ráy tai do ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Với cách làm này, ráy tai được loại bỏ dễ dàng và sạch sẽ hơn rất nhiều. Trong trường hợp tai không quá bẩn hay ngứa, bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý, chờ 1-2 phút rồi dốc ngược nước muối sinh lý ra ngoài cũng có tác dụng làm sạch tai vô cùng hữu hiệu, có thể giúp tai đỡ bị ù giảm thính lực.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và họng: Nước muối sinh lý giúp làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào.
Dùng nước muối sinh lý để súc miệng: súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp bạn tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn rất nhiều, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Làm sạch vết thương: Đây là tác dụng được nhiều người biết đến của nước muối sinh lý. Dùng nước muối sinh lý để rửa trôi vi khuẩn, vết bụi bẩn...ở những vết thương hở. Nước muối sinh lý không có tác dụng sát khuẩn.
Giải độc cho cơ thể: Hoàn toàn có thể uống được nước muối sinh lý bởi nó có độ mặn ít. Trong trường hợp bạn bị mất nước nhiều do tiêu chảy, do đổ mồ hôi nhiều, ngộ độc thực phẩm nhẹ, sử dụng nước muối sinh lý giúp giải độc cấp tốc cho cơ thể bằng cách uống hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
Tuy nhiên, khi dùng để tiêm truyền, phải chọn cẩn thận đúng loại nước muối sinh lý dùng cho tiêm truyền chứ không phải là bất cứ loại nước muối sinh lý nào cũng có thể dùng được..
Tác dụng của nước muối sinh lý đối với da mụn, tế bào chết
Do khả năng kiềm dầu và tẩy tế bào chết, rửa mặt bằng nước muối sinh lý là một phương pháp trị mụn cực kỳ đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn là do dầu nhờn. Bụi bẩn, bã nhờn sẽ được làm sạch, khi dùng nước muối sinh lý để rửa mặt. Mụn không thể phát triển được khi bạn có một làn da sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng.
Tẩy tế bào da chết bằng nước muối sinh lý là sử dụng nước muối sinh lý trong khi tắm, mát xa nhẹ nhàng lên vùng cơ thể cần tẩy tế bào da chết, đây là cách đơn giản để loại bỏ tế bào da chết. Da bạn trở nên tươi sáng và mịn màng hơn bởi thành phần muối trong dung dịch sẽ kích thích máu lưu thông.
Nước muối sinh lý đối với da mụn làm sạch bụi bẩn, bã nhờn
Sử dụng làm dịch tiêm truyền: Yêu cầu sử dụng nước muối sinh lý làm dịch tiêm truyền vào cơ thể rất khắt khe. Do đó, không phải bất kỳ loại nước muối sinh lý nào cũng được dùng để tiêm truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, Khi thực hiện tiêm truyền bằng nước muối sinh lý cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
- Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý
Không nên tự ý pha chế dung dịch nước muối để rửa mắt bằng cách sử dụng muối ăn với nước. Bởi nếu bạn sử dụng nguồn nước không đảm bảo có thể gây hại cho mắt.
Sử dụng nước muối sinh lý có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn thời gian sử dụng, đặc biệt là công dụng của nó.
Với loại da khô, không nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt
Nước muối sinh lý không có tác dụng sát khuẩn, chỉ có tác dụng làm sạch vết thương, vì vậy nếu muốn sát khuẩn vết thương bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được chỉ định loại dung dịch phù hợp. Đôi khi, vết thương nhẹ không cần dùng thêm chất sát khuẩn. Nhờ sức đề kháng của cơ thể, vết thương sau khi được rửa sạch cũng có thể tự khỏi.
Không dùng nước muối sinh lý rửa vết thương để nhỏ mắt, mũi, tai, họng và ngược lại.
Tất cả các tài liệu được chúng tôi tổng hợp tại đây
Tài liệu ATVSLĐ mới: Link
Để ứng phó tình huống khẩn cấp cũng cần chuẩn bị và dự phòng một bộ dụng cụ sơ cứu. Có một bộ dụng cụ sơ cứu đầy đủ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm các dụng cụ phù hợp để điều trị vết thương.
Băng và gạc là những dụng cụ tiêu chuẩn mà một bộ dụng cụ sơ cứu cần phải có. Thêm những dụng cụ khác tùy theo nhu cầu cụ thể của các thành viên gia đình bạn. Chuẩn bị thêm các loại thuốc thay thế như dược liệu và thảo dược, cũng như các loại dầu để xử lý cho các chấn thương từ nhẹ đến trung bình.