Diễn đàn
Diễn đàn
Tại đây chúng tôi cũng cung cấp các tài liệu và các chuyên đề cần thảo luận khác về sản phẩm, về hoạt động và công tác an toàn trong lao động, trong sinh hoạt cũng như trả lời các câu hỏi của mọi người :)
1. Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động” có hiệu lực từ ngày 15/8/2016, đã quy định cụ thể về các yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, túi sơ cứu, tổ chức lực lượng, yêu cầu đối với khu vực và huấn luyện sơ cấp cứu tại các Điều 5, 6,7,8 và 9.
Theo đó, việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải phù hợp với loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại; số lượng người lao động, số lượng ca làm việc, bố trí ca làm việc; nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc; khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất; tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).
2. Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).
Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất, thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu để dễ tiếp cận. Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phải có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu, cấp cứu. Có lực lượng sơ cứu, cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định. Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động để cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết. Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định.
3. Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu chữ thập. Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động, cụ thể:
Với quy mô khu vực làm việc có ≤ 25 người lao động phải có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A;
Từ 26 - 50 người lao động phải có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B;
Từ 51 - 150 người lao động phải có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C
(01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B)
Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3, phụ lục 4 Thông tư 19/2016/TT-BYT.
4. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm: Người lao động được phân công tham gia lực lượng sơ cứu và người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí: Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu; có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc; được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau: Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 1 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau: Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu; cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 1 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
5. Đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu quy định trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu. Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu: Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập); bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động; danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định (Túi sơ cấp cứu tại nơi làm việc, bồn rửa tay có đủ nước sạch, giấy lau tay, tạp dề ni lông, tủ lưu giữ hồ sơ, đèn pin, vải, toan sạch, cặp nhiệt độ, giường, gối, chăn, cáng cứng, xà phòng rửa tay, dụng cụ chứa chất thải nguy hại và không nguy hại, bô hoặc chậu chứa chất thải của bệnh nhân, ghế đợi, tủ đựng vật tư tiêu hao và các dụng cụ, phương tiện sơ cứu, cấp cứu).
6. Công tác huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động (trừ trường hợp đã có Giấy Chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động) và người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu phải thực hiện đúng những yều về thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
7. Một số tiêu chí trong việc bố trí túi sơ cấp cứu tại nơi làm việc (nhưng không giới hạn) như:
Túi sơ cấp cứu phải được đặt tại tại các vị trí dễ nhìn, dễ lấy và dễ dàng sử dụng.
Túi sơ cấp cứu phải được đánh dấu rõ ràng với ký hiệu chữ thập đỏ trên nền trắng.
Túi sơ cấp cứu phải được kiểm tra định kỳ tối thiểu mỗi tháng một lần bởi nhân viên sơ cấp cứu/nhân viên y tế hoặc nhân viên được bổ nhiệm nhằm đảm bảo thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu luôn trong tình trạng đầy đủ, sạch sẽ và có thể sử dụng bất cứ khi nào. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện theo biểu mẫu kiểm tra thuốc và dụng cụ sơ cứu do doanh nghiệp tự chuẩn bị.
Các trường hợp sử bị chấn thương, tai nạn có như cầu sử dụng túi thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu khác hoặc phải điều trị tại các cơ sở y tế phải được nhân viên y tế/nhân viên sơ cấp cứu hoặc nhân viên được bổ nhiệm quản lý túi sơ cấp cứu ghi nhận và thống kê vào hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động.
Trong trường hợp túi sơ cấp cứu hoặc các dụng cụ sơ cấp cứu khác bị hao hụt trong quá trình sử dụng, nhân viên sơ cứu, nhân viên y tế hoặc nhân viên quản lý túi sơ cấp cứu thực hiện các quy trình liên quan để mua sắm thêm số lượng đã bị hao hụt.
Túi sơ cấp cứu chỉ sử dụng với mục đích chứa đựng dụng cụ sơ cấp cứu.
Các loại thuốc tây không kê toa không được giữ trong túi sơ cấp cứu, mà nó được giữ bởi nhân viên sơ cứu/ nhân viên y tế hoặc nhân viên được bổ nhiệm có đủ năng lực chuyên môn quản lý và cấp phát
Một số tài liệu tham khảo:
Các bạn có thể Click vào đây để download các tài liệu về an toàn trong lao động nhé!
Các sơ cấp cứu thường gặp
Hướng dẫn sơ cứu gãy xương
Gãy xương là tình trạng cần được chăm sóc y tế ngay. Nếu xương gãy là do chấn thương mạnh hoặc do bị thương, hãy gọi 115 hoặc số khẩn cấp của bệnh viện địa phương.
Hướng dẫn sơ cứu các bệnh do thực phẩm
Tất cả các loại thực phẩm đều chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Nhưng việc xử lý đồ ăn kém, chế biến không đúng hoặc bảo quản không cẩn thận có thể dẫn đến một lượng lớn vi khuẩn nhân lên gây bệnh. Các ký sinh trùng, vi-rút, độc tố và hóa chất cũng có thể làm ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Hướng dẫn sơ cứu bỏng do hóa chất
Các vết bỏng hoá chất có thể do nhiều chất gây ra, ví dụ như axit mạnh, chất thông cống (dung dịch kiềm), sơn dầu và xăng. Thông thường, bạn ý thức được tại sao mình bị bỏng. Nhưng đôi khi bạn không thể nhận ra ngay vết bỏng do hóa chất nhẹ gây ra. Giống với cháy nắng, vết bỏng có thể đau và đỏ rát sau vài giờ tiếp xúc.
Hướng dẫn sơ cứu vết thương bị đâm thủng
Vết thương bị đâm thủng thường không gây chảy máu quá nhiều. Hầu hết các vết thương thường tự liền lại ngay lập tức nhưng không có nghĩa là bạn không cần phải điều trị. Vết thương thủng, chẳng hạn như do giẫm lên một cây đinh, có thể gây nguy hiểm vì có nguy cơ gây nhiễm trùng.
Hướng dẫn sơ cứu trầy xước giác mạc
Trầy xước giác mạc là một vết xước nông trên bề mặt “cửa sổ” bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt (giác mạc). Việc tiếp xúc với bụi bẩn, cát, mùn cưa, các mảnh kim loại nhỏ, kính áp tròng, thậm chí là các cạnh giấy cũng có thể gây xước hoặc rách giác mạc. Trầy xước giác mạc gây ra bởi các loại thực vật (như lá thông) cần được chú ý vì nó có thể gây ra tình trạng viêm kéo dài trong mắt (viêm mống mắt).
Hướng dẫn sơ cứu vết bỏng da
Gọi số 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương nếu bạn bị bỏng nặng. Trong lúc chờ các nhân viên y tế đến, hãy sơ cứu theo các bước
Hướng dẫn sơ cứu phồng rộp da
Nếu vết rộp không khiến bạn cảm thấy quá đau, thì cố gắng đừng đụng vào nó. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dùng băng cá nhân để băng vết thương. Nếu bạn dị ứng với chất keo được sử dụng ở một số băng dính, hãy thay thế bằng băng giấy.
Hướng dẫn sơ cứu bong gân
Dây chằng là những dải mô cứng, giãn, đàn hồi, kết nối xương với xương và giữ các khớp tại một vị trí. Bong gân là một chấn thương do các sợi dây chằng bị xé rách ra. Dây chằng có thể bị rách một phần, hoặc có thể bị rách hoàn toàn.
Hướng dẫn sơ cứu kiệt sức do nhiệt
Kiệt sức do nhiệt là một trong những hội chứng liên quan đến nhiệt. Các triệu chứng bao gồm nhiều mức độ từ chuột rút, say nắng đến sốc nhiệt có thể đe dọa tính mạng. Say nắng có thể bắt đầu đột ngột, thường là sau khi làm việc hoặc chơi trong môi trường nóng, toát mồ hôi nhiều hoặc bị mất nước.
Hướng dẫn sơ cứu cháy nắng
Các dấu hiệu và triệu chứng như: đau rát, đỏ, sưng và, thậm chí là phồng rộp da thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi bạn phơi nắng quá lâu. Cháy nắng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da, và thậm chí bạn cũng có thể bị đau đầu, sốt và buồn nôn khi bị cháy nắng.
Hướng dẫn sơ cứu hồi sức tim phổi
Hồi sức tim phổi (CPR) là một kỹ thuật cứu sống rất hữu ích trong nhiều trường hợp khẩn cấp, bao gồm đau tim hoặc sắp chết đuối (nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập). Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả mọi người, dù đã được huấn luyện hay chưa, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng cách ấn ngực.
Hướng dẫn sơ cứu chuột rút do nhiệt
Chuột rút do nhiệt là những cơn co thắt cơ đau đớn không tự chủ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện thể thao với cường độ mạnh trong môi trường nóng nực. Các cơn co thắt có thể dữ dội hơn và kéo dài hơn cơn chuột rút điển hình ở chân vào ban đêm.
Hướng dẫn sơ cứu khi có dị vật trong mắt
Hướng dẫn sơ cứu say tàu xe
Bất cứ loại phương tiện giao thông nào đều có thể gây say xe. Nó có thể đến bất ngờ, tiến triển từ cảm giác lo lắng đến toát mồ hôi lạnh, chóng mặt và sau đó nôn. Say tàu xe thường dịu xuống ngay sau khi ngừng chuyển động.
Hướng dẫn sơ cứu chảy máu cam
Chảy máu cam là tình trạng phổ biến, nó thường gây khó chịu chứ không yêu cầu phải được điều trị y tế.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Khi tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến bỏng lạnh. Tay, ngón chân, mũi, tai, má và cằm là những vùng dễ bị bỏng lạnh nhất.
Nếu da xanh xao hoặc ửng đỏ và lạnh buốt, có cảm giác khô ráp và khó chịu, có thể da bạn đã bị bỏng lạnh. Bạn cũng có thể có cảm giác kim châm hoặc tê cóng.
Hướng dẫn ngộ độc do hóa chất
Ngộ độc hóa chất có gây tổn thương nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong. Nguyên nhân trực tiếp gây ngộ độc là do nuốt, hít phải, chạm, hoặc do tiêm các loại thuốc, hóa chất, nọc độc hoặc khí độc. Nhiều hóa chất như thuốc và CO (carbon monoxide) chỉ độc hại khi có nồng độ và liều lượng cao.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị rắn cắn
Nếu bị rắn độc cắn, hãy gọi ngay 115 hoặc đến bệnh viện gần nhà ngay lập tức, đặc biệt là khi khu vực bị cắn thay đổi màu sắc, bắt đầu sưng hoặc đau đớn.
Hướng dẫn sơ cứu đau đầu
Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, bạn có thể điều trị bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên một số cơn đau đầu báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm và nghiêm trọng. Đừng bỏ qua các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân hoặc đau nặng dần theo thời gian.